Bệnh đau xương khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau xương khớp là căn bệnh xương khớp khá phổ biến, thường gặp ở độ tuổi hoặc thường xuyên làm việc nặng nhọc. Bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người do làm giảm khả năng di chuyển và vận động. Hãy cùng hiểu rõ hơn về bệnh cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Đau xương khớp là gì?

Đau xương khớp có thể biểu hiện ở nhiều vị khí khác nhau trên khớp

Đau xương khớp có thể biểu hiện ở nhiều vị khí khác nhau trên khớp

Đau xương khớp là bệnh lý mà hậu quả do quá trình thoái hóa khớp, viêm khớp dẫn tới tổn thương, tức là các triệu chứng có xu hướng xấu đi theo thời gian. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm, diễn ra theo từng đợt và có thể diễn tiến lâm sàng mãn tính.
Thông thường, ở những người cao tuổi thì tình trạng thoái hóa khớp là nguyên nhân chính gây đau xương khớp, ở người trẻ tuổi hơn thì đau xương khớp chủ yếu là do viêm khớp.

2. Nguyên nhân gây đau xương khớp

Đau xương khớp là tình trạng không phải là hiếm gặp và do hai nhóm nguyên nhân chính sau đây:

2.1. Đau xương khớp do yếu tố bên ngoài

Một trong số những nguyên nhân đầu tiên gây  là do những yếu tố bên ngoài như: Chấn thương, ngồi sai tư thế, lao động nặng, đau xương khớp do ít vận động, thừa cân – béo phì, thay đổi thời tiết,….

2.2. Đau xương khớp do bệnh lý

Ngoài ra, bên cạnh đau xương khớp còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như: Thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, lao xương khớp, viêm đau các khớp, tê bì chân tay, đau vai gáy thắt lưng,…

3. Triệu chứng của bệnh đau xương khớp

Triệu chứng của bệnh đau xương khớp có thể gặp như: cứng khớp, đau khớp,....

Triệu chứng của bệnh đau xương khớp có thể gặp như: cứng khớp, đau khớp,….

Triệu chứng của bệnh đau xương khớp là những cơn đau khu trú ở những vị trí khớp tổn thương hoặc có thể bị ảnh hưởng từ các khớp khác. Các cơn đau khác nhau về cường độ và thường trở nên trầm trọng khi di chuyển hay mang vác vật nặng.

Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh có thể gặp như:

  • Đau khớp
  • Cứng khớp và sưng khớp
  • Hạn chế vận động ở các khớp di chuyển
  • Đỏ và ấm khu vực quanh khớp bị ảnh hưởng
  • Hao mòn cơ
  • Sốt, mệt mỏi, khó chịu

4. Đối tượng có nguy cơ bị đau xương khớp

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị đau xương khớp

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị đau xương khớp

Những đối tượng có nguy cơ bị đau xương khớp như:

  • Người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh đau xương khớp cao nhất.
  • Người có tiền sử gia đình bị các vấn đề về xương khớp.
  • Người thừa cân, béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể gây áp lực lớn cho xương khớp.
  • Nữ giới gặp tình trạng đau xương khớp nhiều hơn nam giới.
  • Người làm những công việc nặng nhọc, hay mang vác vật nặng.
  • Người bị tai nạn, ngã, chấn thương,…

5. Bệnh đau xương khớp có nguy hiểm không?

Bệnh đau xương khớp là bệnh lý xương khớp mạn tính, tuy không gây nguy hại tới tính mạng cho người bệnh nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, cứng khớp khi vận động hay đứng lên ngồi xuống, đi cầu thang. Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động, đi lại, làm việc,…..

6. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau xương khớp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau xương khớp: biến dạng khớp, teo khớp,...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp: biến dạng khớp, teo khớp,…

Bệnh đau xương khớp tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu như không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì rất có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất chức năng vận động thông thường.
  • Teo cơ, biến dạng hoặc tàn phế khớp.
  • Thoái hóa khớp.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Loãng xương.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Đau thần kinh tọa.

7. Các phương pháp điều trị bệnh đau xương khớp

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh đau xương khớp hiệu quả:

7.1. Điều trị bằng thuốc tây

Các nhóm thuốc tây giảm đau, giảm viêm

Các nhóm thuốc tây giảm đau, giảm viêm 

Một trong những phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng nhiều nhất giúp giảm các triệu chứng đau nhức nhanh chóng đó chính sử dụng thuốc tây. Các thuốc hay được chỉ định sử dụng trong điều trị là:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc làm giãn cơ vân
  • Thuốc chống viêm nhóm Corticoid

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc tây y cần theo sự chỉ định, kê đơn của các bác sĩ, tránh sử dụng tùy ý hoặc sử dụng kéo dài sẽ gây tác dụng phụ nghiêm trọng tới sức khỏe.

7.2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền Đại Tần Giao VCP

Đại Tần Giao VCP - Giảm đau vai gáy thắt lưng, tê bì chân tay, viêm đau các khớp

Đại Tần Giao VCP – Giảm đau vai gáy thắt lưng, tê bì chân tay, viêm đau các khớp

Ngoài sử dụng thuốc Tây y giúp điều trị tức thời các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp thì bạn nên tham khảo sử dụng thuốc Y học cổ truyền Đại Tần Giao VCP.

Với sự kết hợp thành phần từ 16 loại dược liệu như: Tần giao, Phòng phong, Tế tân, Độc hoạt, Đương quy, Phục linh,…. giúp giảm hết đau mỏi cổ, vai, gáy, tê bì chân tay, viêm đau các khớp, viêm đau dây thần kinh mặt,…
Thành phần hoàn toàn là các loại dược liệu quý, được kiểm nghiệm nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu tới khâu sản xuất và thành sản phẩm đều được đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng và ít tác dụng phụ.
Trong sản phẩm có 4 nhóm cơ chế tác dụng: Giảm đau – Kháng viêm – Hoạt huyết – Nuôi dưỡng dịch khớp, đem lại hiệu quả cao trong điều trị cho người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống: gây đau – tê bì thắt lưng, hông, cổ, vai gáy; viêm đau các khớp.

Đại Tần Giao VCP vinh dự là sản phẩm đầu tiên được Cục Y dược cổ truyền cấp số đăng ký (SĐK) là Thuốc. Được kế thừa từ bài thuốc Y học cổ truyền lâu đời hàng trăm năm kết hợp với phương pháp bào chế hiện đại giúp dễ dàng sử dụng và tối ưu hiệu quả.

7.3. Điều trị không dùng thuốc

Một số phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp không dùng thuốc như: Châm cứu, vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống, tập luyện và dinh dưỡng lành mạnh giúp hỗ trợ giảm đau,….

8. Các cách giúp phòng ngừa đau xương khớp

Tập thể dục đều đặn hàng ngày

Tập thể dục đều đặn hàng ngày 

Để một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, ngăn chặn các cơn đau tìm tới làm phiền bạn thì dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa đau xương khớp:

  • Tập luyện thể thao đều đặn.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Ngồi đúng tư thế, tránh mang vác vật nặng.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Tránh ngồi một tư thế quá lâu.
  • Không sử dụng rượu, bia và những chất kích thích.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp.

Trên đây là bài chia sẻ về những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh đau xương khớp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng inbox ngay tại website Đại Tần Giao VCP hoặc liên hệ hotline: 0923 655 655 để được Dược sĩ giải đáp.

 

®®® Đây là website chính thức của sản phẩm Đại Tần Giao VCP.  Sản phẩm là THUỐC Y học cổ truyền, được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Đại tần giao thang giúp giảm đau, tê bì ở cổ, vai, gáy, tay, chân do dây thần kinh dẫn truyền bị chèn ép. Liệu trình khuyến cáo để phát huy hết tác dụng của thuốc là 28 ngày. Xin cảm ơn!

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống