Đại tần giao thang

Bài thuốc quý trong điều trị hội chứng thắt lưng, hông

Đại Tần Giao Thang là bài thuốc cổ truyền nổi tiếng với dược liệu chính là cây Tần giao có tác dụng trừ phong thanh nhiệt, điều trị các bệnh tay chân khó vận động, đau mỏi do tê bì chân tay,…. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bài thuốc quý Đại Tần Giao Thang qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về cây Tần Giao

1.1. Tên gọi, danh pháp của cây Tần Giao

Cây Tần giao có tên khoa học là Gentiana macrophylla Pall, tên gọi khác là Thanh táo, Tần cửu, Tần qua, Thuốc trặc, Trường sơn cây,… thuộc họ Long đởm (Gentianaceae).  

1.2. Mô tả thực vật

Hình ảnh của cây Tần giao có đầy đủ cả hoa, lá

Tần giao là loại cây nhỏ, thân gỗ hình trụ tròn, cao khoảng 1 – 1,5m và sống lâu năm. Cành cây nhẵn, có màu tím sẫm hoặc xanh lục và các đốt mấu hơi phình to. Lá cây mọc đối, có hình mác và hẹp về bề ngang, phiến lá to và bề mặt lá có các gân nằm song song. Hoa mọc thành cụm từng bông hẹp nằm ở cành và ngọn thân, hoa có màu hơi ngả tím. Quả nang nhẵn, trông giống như móng tay. Rễ cây thuộc loại rễ cái to, từ đó tỏa ra nhiều rễ con, có màu sắc vàng sáng hoặc màu trắng ngà.

1.3. Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở một số tỉnh thuộc Trung Quốc như: Quảng Đông, Đài Loan, Đông Bắc,…. một số quốc gia Châu Á khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Triều Tiên,… và ở Việt Nam thì thường mọc hoang rải rác trên các bãi đất trống hay các bụi hoang.

Cây Tần giao được thu hái quanh năm, những cây đã sinh trưởng phát triển đủ yêu cầu sẽ được đào lấy rễ. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch thích hợp nhất đó chính là vào mùa hè khoảng tháng 7 – tháng 8.

Sau khi thu hoạch rễ, đem đi rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó sẽ loại bỏ hết rễ con đi, giữ lại rễ to và cắt thành từng lát mỏng, nhỏ và mang đi sấy hoặc phơi qua để dùng dần. Rễ được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và thường sẽ được cho vào bọc kín để tránh ẩm mốc.

1.4. Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây Tần giao chủ yếu là rễ

Bộ phận sử dụng của cây Tần giao chủ yếu là rễ, nhưng có thể dùng vỏ thân và lá trong một số bài thuốc.

2. Thành phần hóa học của cây Tần Giao

Trong cây Tần giao có chứa thành phần hóa học chính là: Gentianine A, B, C, Gentianide, Glucoze, Alkaloid, tinh dầu bay hơi,….

3. Công dụng của cây Tần Giao

3.1. Theo y học cổ truyền

Tần giao có vị đắng, tính mát, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, tán huyết ứ, trừ thấp, khu phong. Vỏ thân và vỏ rễ của cây được dùng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chân tay tê nhức sưng đau, vàng da, ho, sốt, rôm sảy, nhọt độc.

Theo như trong y học Trung Quốc, rễ Tần giao sắc lấy nước có tác dụng chữa tiêu chảy, mụn nhọt, thấp khớp, giảm đau, hạ sốt, lợi tiểu. Ở bên Thái Lan, Tần giao còn được dùng để chữa rắn cắn, tiêu chảy và tiểu buốt.

3.2. Theo tác dụng dược lý

Trong rễ cây có chứa gentianine A với công dụng kháng viêm hiệu quả. Tần giao có khả năng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh làm hưng phấn chức năng tuyến yên và vỏ thượng thận. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được dùng với mục đích an thần, hạ sốt, giảm đau, ổn định nhịp tim, hạ huyết áp, tăng đường huyết, kháng khuẩn lỵ, ức chế nấm ngoài da,…

4. Nguồn gốc và thành phần của bài thuốc Đại Tần Giao Thang

4.1. Nguồn gốc của bài thuốc

Bài thuốc Đại Tần Giao Thang có nguồn gốc xuất xứ từ Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập và do tác giả là Trương Khiết. 

4.2. Thành phần của bài thuốc

Bài thuốc Đại Tần Giao Thang nguyên bản gồm những thành phần sau:

  • Tần giao: ………………..120g
  • Thạch cao: …………….…80g
  • Cam thảo: ………….…….80g
  • Xuyên khung: ……………80g
  • Đương quy: ………………80g
  • Độc hoạt: …………………80g
  • Bạch thược: …………..…80g
  • Khương hoạt: ………..….40g
  • Phòng phong: ……………40g
  • Hoàng cầm: ……………..40g
  • Bạch truật: ………………40g
  • Sinh địa: …………………40g
  • Thục địa: …………….…..40g
  • Bạch linh: ………….…….40g
  • Tế tân: ……………………20g.

5. Phân tích bài thuốc Đại Tần Giao Thang

Bài thuốc Đại Tần Giao Thang gồm các vị thuốc phối hợp với nhau 

Trong bài thuốc này gồm có nhiều vị thuốc phong phối hợp với những vị dưỡng huyết, hoạt huyết, thanh nhiệt lập thành.

Trong bài thuốc lấy Tần giao làm quân (vị thuốc chính), trừ phong mà thông hành kinh lạc.

Phòng phong, Khương hoạt tán phong ở thái dương.

Bạch chỉ tán phong ở Dương minh.

Độc hoạt, Tế tân trừ phong ở thiếu âm.

Thuốc phong phần nhiều gây táo, do vậy mà phối hợp với Đương quy, Thục địa bổ huyết, Xuyên khung giúp hoạt huyết, Bạch thược liễu âm, dưỡng huyết.

Lại dùng Bạch truật, Phục linh, Cam thảo bổ khí mạnh Tỳ để giúp đỡ nguồn sinh hóa.

Hoàng cầm, Thạch cao, Sinh địa lương huyết, thanh nhiệt, là do phong tà ghé nhiệt mà đặt ra.

Các vị thuốc phối hợp lại với nhau có tác dụng trừ phong thanh nhiệt điều hòa khí huyết.

Theo như trong Đông y, các vị thuốc sẽ được chia theo Quân – Thần – Tá – Sứ được coi như kim chỉ nam cho người thầy kê thuốc và chữa bệnh. Đối với bài thuốc Đại Tần Giao Thang này thì các vị thuốc được chia thành 4 loại theo Quân – Thần – Tá – Sứ như sau:

Tần giao là quân (vị thuốc chính trong bài thuốc)

Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Bạch chi, Tế tân là thần.

Bạch truật, Phục linh, Thạch cao, Sinh địa là tá.

Cam thảo là sứ.

6. Tác dụng của bài thuốc trong lâm sàng

Trong tác dụng trong lâm sàng: Dùng để chữa các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau dây thần kinh ngoại biên như:

  • Sốt đau dây thần kinh
  • Cử động chân tay có
  • Đau các khớp có sưng, nóng, đỏ đau,…
  • Chữa bong gân, sai khớp
  • Chữa phong thấp, chân tay tê bại

Đại Tần Giao VCP với sự kết hợp từ 16 loại dược liệu quý, với thành phần chính là cây Tần giao và là sự kế thừa từ bài thuốc Y học cổ truyền Đại Tần Giao Thang có tác dụng giảm đau, kháng viêm viêm hiệu quả. 

Đại Tần Giao VCP vinh dự là sản phẩm đầu tiên được Cục Y Dược cổ truyền cấp số đăng ký (SĐK) là thuốc, sử dụng hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống gây đau – tê bì thắt lưng, hông, cổ, vai gáy, viêm đau các khớp.

7. Lưu ý khi sử dụng Đại Tần Giao Thang

Bài thuốc Đại Tần Giao Thang không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú 

Khi sử dụng Đại Tần Giao Thang để đem lại hiệu quả, an toàn bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng cho người bị đau nhức chân tay lâu ngày do khí huyết hư lao.
  • Người suy nhược, thể trạng yếu, người bị tiêu chảy không nên sử dụng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Không dùng chung Bạch thược với vị Lê lô vì chúng phản nhau, nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm.
  • Thục địa kỵ các thứ huyết, củ cải, hành, do đó nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ.
  • Đương quy kỵ thịt lợn, rau dền, do đó nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Người bị mẫn cảm hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của Tần giao không nên sử dụng.

Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ về bài thuốc quý Đại Tần Giao Thang trong điều trị hội chứng đau vai gáy thắt lưng, tê bì tay chân do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,….  Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc về bài thuốc Đại Tần Giao Thang, quý độc giả vui lòng inbox ngay tại website Đại Tần Giao VCP để được Dược sĩ giải đáp.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống