Khô khớp: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị

Khô khớp khiến cho con người cảm thấy bị đau nhẹ, thoáng tại khớp mỗi khi thực hiện những động tác như co, duỗi, xoay khớp, thay đổi tư thế, đi lại,…. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bị khô khớp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khô khớp là gì?

Hình ảnh khớp bị khô dẫn tới hai đầu xương bị cọ sát

Hình ảnh khớp bị khô dẫn tới hai đầu xương bị cọ sát

Khô khớp là tình trạng khớp tiết ra ít hoặc không tiết ra các chất nhờn để giúp bôi trơn khớp khi vận động. Do đó dẫn tới hiện tượng khớp kêu lục cục hay răng rắc mỗi khi di chuyển, hạn chế khả năng vận động kèm theo đau nhức, sưng đỏ các khớp,….

Hiện tượng khô khớp này thường xảy ra ở các khớp như khớp vai, khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng,…. Và thường đi kèm với tuổi tác.

2. Những vị trí khô khớp thường gặp

Tình trạng khô khớp hay bắt gặp ở những khớp chủ chốt, tham gia vào phần lớn cử động của cơ thể. Dưới đây là những vị trí khô khớp thường gặp như:

2.1. Khô khớp gối

Một trong những khớp thường dễ gặp tình trạng khô khớp nhất đó chính là khớp gối. Khi bị khô khớp gối xuất hiện các tiếng lục cục hay răng rắc mỗi khi di chuyển, vận động cũng trở nên hạn chế, có kèm theo đau nhức, sưng đỏ,….

Do dịch nhờn trong khớp tiết ra không đủ hoặc không tiết ra kiến cho khớp không đủ bôi trơn và tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên khớp gối.

2.2. Khô khớp vai

Hình ảnh khớp vai bị khô gây đau nhức khi vận động

Hình ảnh khớp vai bị khô gây đau nhức khi vận động

Một trong những khớp lớn của cơ thể đó chính là khớp vai, có tần suất vận động nhiều nên nguy cơ bị khô khớp là rất cao. Khi bị khô khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy khớp có tiếng kêu lạo xạo, lục khục khi vận động, cử động tay hoặc nắn bóp vai.

2.3. Khô khớp tay

Khô khớp tay là hiện tượng các sụn khớp ở bộ phận tay suy giảm tiết nhờn, lớp sụn bị bào mòn dần, khiến cho xương tay không còn lớp màng bảo vệ. Bệnh khô khớp tay được chia thành 3 dạng thường gặp như: khô khớp khuỷu tay, khô khớp bàn tay, khô khớp ngón tay.

2.4. Khô khớp háng

Khớp cuối cùng cũng thường hay gặp phải tình trạng khô khớp đó chính là khớp háng. Hiện tượng khớp háng bị co cứng, khó mở rộng do dịch nhờn bôi trơn khớp háng bị suy giảm. Bệnh có thể xuất hiện ở người cao tuổi và cả người trẻ do tính chất công việc, các chấn thương khớp háng và những thói quen sinh hoạt không tốt,….

3. Nguyên nhân bị khô khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bị khô khớp, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân như dưới đây:

  • Do tuổi tác và thoái hóa khớp.
  • Mất cân bằng chế độ dinh dưỡng.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Do lười vận động, ít thể dục.
  • Chấn thương gây khô cứng khớp.
  • Khô cứng khớp do nhiễm trùng.
  • Tác dụng phụ của thuốc hay do phản ứng dị ứng khi dùng thuốc.

4. Biểu hiện của khô khớp

Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục là biểu hiện của bị khô khớp

Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục là biểu hiện của bị khô khớp

Khi mới bắt đầu thì những biểu hiện của bệnh chưa rầm rộ, các triệu chứng cũng chưa rõ ràng nên rất khó để nhận biết sớm được bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn để ý quan sát thì vẫn bắt gặp một số những biểu hiện như dưới đây:

4.1. Đau khớp

Khi mới bị khô khớp thì người bệnh thường cảm thấy những cơn đau nhẹ, thoáng qua ở khớp mỗi khi thực hiện các động tác co, duỗi, xoay khớp, đi lại,… Các cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, mức độ đau cũng sẽ nặng hơn mỗi khi đi lại, vận động,….

4.2. Cứng khớp

Bên cạnh triệu chứng đau khớp, người bệnh còn cảm thấy bị cứng khớp, khó vận động rõ rệt nhất là vào buổi sáng khi thức dậy hoặc khi thời tiết thay đổi.

4.3. Khớp phát ra tiếng kêu

Khi bị khô khớp, ngoài những biểu hiện đau khớp, cứng khớp thì đi kèm với nó là tình trạng khớp phát ra tiếng kêu do ít chất nhờn hoặc chất nhờn không được tiết ra. Những tiếng kêu răng rắc, lục cục hay lạo xạo là những dấu hiệu cảnh báo khô khớp dễ nhận biết nhất bạn nên lưu ý.

4.4. Hạn chế vận động

Trong trường hợp bị khô khớp nặng, các hoạt động vận động của các khớp sẽ bị hạn chế nhiều, độ linh hoạt của khớp cũng bị suy giảm. Ngoài các biểu hiện trên, người bệnh còn có thể bị một số triệu chứng khác như viêm khớp, sưng khớp, nóng, đỏ tại vùng da quanh khớp.

5. Cách phòng ngừa bị khô khớp

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp sản sinh ra chất nhờn bôi trơn khớp

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp sản sinh ra chất nhờn bôi trơn khớp

Tình trạng Khô khớp không chỉ gặp ở mỗi người cao tuổi mà ngày nay đang có xu hướng bị ở cả những đối tượng trẻ hơn. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả như dưới đây:

  • Vận động thường xuyên và luyện tập cùng với những bài tập thích hợp.
  • Tránh ngồi một chỗ, một tư thế quá lâu.
  • Hạn chế vận động gắng sức.
  • Duy trì và giữ cho mình một cân nặng hợp lý.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh.
  • Bổ sung thêm các chất giúp tăng sinh chất nhầy cho khớp như glucosamine.
  • Điều trị khỏi các chấn thương và các bệnh lý đang gặp phải.

6. Phương pháp điều trị khô khớp

Dưới đây là một số phương pháp điều trị khô khớp hiệu quả:

6.1. Dùng thuốc

Trong trường hợp bị khô khớp kèm theo đau nhức và viêm khớp, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc giảm đau, giảm viêm, tăng tiết dịch nhờn để cải thiện tình trạng khô khớp. Khi được chỉ định sử dụng loại thuốc này người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng liều, bỏ liều hay rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sử dụng.

6.2. Tiêm chất nhờn vào khớp

Tiêm chất nhờn vào khớp giúp bôi trơn khớp

Tiêm chất nhờn vào khớp giúp bôi trơn khớp

Chất nhờn được chỉ định tiêm vào khớp để cải thiện tình trạng khô khớp đó chính là Hyaluronic Acid. Chất này giúp cải thiện tình trạng khô khớp, giảm ma sát giữa các đầu xương, nhờ đó giúp khớp vận động trơn tru và bớt đau hơn. Tuy nhiên, loại chất nhờn này chỉ được hiệu quả trong một thời gian ngắn nên buộc phải tái thực hiện nhiều lần. Thực hiện phương pháp này yêu cầu phải có sự thăm khám chỉ định của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng khớp.

6.3. Vật lý trị liệu

Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu được các bác sĩ hướng dẫn giúp gia tăng sức bền, độ dẻo dai cho xương khớp. Bởi lẽ, khi chức năng vận động của xương khớp được cải thiện sẽ giúp điều dịch đều hơn, từ đó giúp giảm chứng khô khớp từ bên trong.

6.4. Phẫu thuật

Cuối cùng trong trường hợp người bệnh gặp vấn đề về xương khớp nghiêm trọng như: mòn sụn khớp, hao hụt sụn khớp, thoái hóa khớp,… Trong trường hợp không thể phục hồi được hay các phương pháp trên đều không đáp ứng thì bắt buộc bác sĩ dùng tới phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này để nắn chỉnh hoặc ghép sụn giả để giúp phục hồi khớp.

Trên đây là bài chia sẻ về những nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị khi bị khô khớp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc về bệnh khô khớp, quý độc giả vui lòng inbox ngay tại website Đại Tần Giao VCP để được Dược sĩ giải đáp.

®®® Đây là website chính thức của sản phẩm Đại Tần Giao VCP.  Sản phẩm là THUỐC Y học cổ truyền, được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Đại tần giao thang giúp giảm đau, tê bì ở cổ, vai, gáy, tay, chân do dây thần kinh dẫn truyền bị chèn ép. Liệu trình khuyến cáo để phát huy hết tác dụng của thuốc là 28 ngày. Xin cảm ơn!

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống